Tile Ca Cuoc Euro

XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG, KHÔNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨNNgày 4.10, thầy Vũ Văn Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT viet69

【viet69】Bàn ghế nhà trường không phù hợp với thể trạng học sinh: Mỗi nơi mỗi kiểu

XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG,ànghếnhàtrườngkhôngphùhợpvớithểtrạnghọcsinhMỗinơimỗikiểviet69 KHÔNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN

Ngày 4.10, thầy Vũ Văn Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Thành (P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cho biết trường có 2 khu, 35 lớp học với trên 1.500 học sinh (HS). Hiện tại, cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp trầm trọng, nhiều năm qua không được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Riêng khu A có 11 phòng tầng trệt bị sụt lún, gạch lót nền bị nứt, bể nát, có chỗ lún sâu hơn 25 cm. Do phòng học bị lún nghiêm trọng nên bàn học của HS 2 dãy sát tường bị nghiêng hẳn vào trong, dẫn đến tình trạng HS ngồi không đúng tư thế, ảnh hưởng nghiêm trọng cột sống. Đối với khu B, có 10 phòng học được tiếp nhận từ một trường mẫu giáo nên không có bàn ghế, nhà trường phải mượn bàn ghế tạm.

Đặc biệt 20 năm qua, nhiều bàn ghế của trường đã xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng theo tiêu chuẩn bàn ghế HS bậc THCS, THPT hiện nay. Bàn gỗ cũ thì mục, bể nham nhở; mặt bàn, chỗ ngồi vừa thấp, vừa nhỏ. Đối với bàn khung sắt thì gỉ sét, nhiều chân bàn bị gãy; mặt bàn, mặt ghế bằng ván ép, giống bột giấy thì bị ẩm mốc, bong tróc.

Bàn ghế nhà trường không phù hợp với thể trạng học sinh: Mỗi nơi mỗi kiểu - Ảnh 1.

Điểm trường lẻ Hòn Đước của Trường tiểu học - THCS Tiên Hải (TP.Hà Tiên, Kiên Giang) được đầu tư bàn ghế đồng bộ theo tiêu chuẩn

XUÂN LAM

Theo thầy Khiêm, nhiều năm qua, nhà trường đã 4 lần kiến nghị các cơ quan chức năng sớm cải tạo, sửa chữa, mua sắm mới nhằm đảm bảo điều kiện cho Chương trình GDPT giai đoạn 2021 - 2025, nhưng chưa được đầu tư kịp thời.

Qua khảo sát của PV Thanh Niên, một số điểm trường tại Đồng Tháp, việc trang bị, bố trí bàn ghế vẫn chưa phù hợp với thể trạng của HS. Cụ thể, tại Trường THCS Kim Hồng (P.3, TP.Cao Lãnh), dù được xây mới và đưa vào sử dụng vài năm nhưng bàn ghế một số lớp còn thấp.

Ông Nguyễn Hoàng Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Cao Lãnh, cho biết: "Bàn ghế cho HS ngồi học không phù hợp có thể do nhà trường bố trí không phù hợp với thể trạng của các em. Khi trang bị bàn ghế cho HS các khối lớp ở các trường, chúng tôi đều tính toán đến việc trang bị bàn ghế cao, thấp theo nhu cầu của HS từng khối. Việc các em ngồi bàn không đúng kích cỡ cũng có nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng của HS vùng thành thị cao lớn hơn vùng nông thôn nên cũng có nhiều em cao lớn hơn. Các trường có thể khắc phục bằng việc trang bị bàn lớn của các khối lớp lớn hơn cho HS ngồi bàn ghế không phù hợp".

Bàn ghế nhà trường không phù hợp với thể trạng học sinh: Mỗi nơi mỗi kiểu - Ảnh 2.

Tại Trường THPT Hiệp Thành (tỉnh Bạc Liêu), bàn gỗ vừa thấp, vừa nhỏ và hiện xuống cấp trầm trọng

TRẦN THANH PHONG


LINH HOẠT TRONG SỬ DỤNG BÀN GHẾ HS

Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ, cho biết qua những lần phối hợp giữa ngành giáo dục và y tế kiểm tra trường học trên địa bàn TP, sở này nhận thấy bàn ghế trường học chưa phù hợp với thể trạng HS, nhưng chưa khắc phục được. Hiện nay, điều kiện dinh dưỡng và tập luyện thể chất đầy đủ nên các em phát triển rất tốt, thậm chí một số em phát triển vượt trội dẫn đến việc quá cao so với bàn học được thiết kế chung. "Chúng ta cần điều chỉnh lại tiêu chuẩn bàn ghế HS, đặc biệt là phải làm sao có thể điều chỉnh được độ cao phù hợp với từng HS. Trong một lớp dùng chung một loại bàn ghế thì không ổn, vì có em phát triển tốt nhưng cũng có em phát triển chậm cho nên tiêu chuẩn phải linh hoạt, điều chỉnh", ông Nhân nêu đề xuất.

Theo ghi nhận của PVThanh Niên, tại Trường tiểu học Cái Khế 1 (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), có nhiều HS cao hơn so với độ tuổi. Dù mới lớp 1 nhưng các em khá cao (chiều cao trung bình từ 1,2 - 1,3 m), vượt trội so với kích thước bàn học, khiến các em phải khom lưng khi viết bài.

Thầy Lê Nguyên Chương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cái Khế 1, cho biết giải pháp tạm thời của nhà trường là sử dụng bàn cao và thấp. Trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm linh hoạt bố trí và thay đổi loại bàn ghế phù hợp với thể trạng từng em. Trong thời gian tới, để đồng bộ tiêu chuẩn bàn học, nhà trường kiến nghị với ngành giáo dục và lãnh đạo địa phương hỗ trợ bàn ghế phù hợp.

Bàn ghế nhà trường không phù hợp với thể trạng học sinh: Mỗi nơi mỗi kiểu - Ảnh 3.

Bàn ghế tại Trường THPT Hiệp Thành (tỉnh Bạc Liêu) bằng khung sắt đã gỉ sét, mặt bàn bằng ván ép nhưng hiện bong tróc

TRẦN THANH PHONG

Thầy Đỗ Quang Biên, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS Tiên Hải (xã đảo Tiên Hải, TP.Hà Tiên, Kiên Giang), cho biết trường được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị dạy học. Trường có tổng số 261 HS với 14 lớp ở 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS. Hiện nay, trường đang khởi công xây dựng thêm 8 phòng học, trong đó có 4 phòng dành riêng cho THCS. Mặc dù là ngôi trường ở đảo xa nhất của TP.Hà Tiên nhưng nhà trường vẫn được quan tâm đầu tư mua sắm bàn ghế theo chuẩn của chương trình mới từ năm học 2020 - 2021. Bàn ghế từ lớp 1 cho đến hết THCS đều được thay bằng bàn ghế 2 chỗ ngồi theo quy định chuẩn. Nhất là 3 điểm trường lẻ Hòn Đước, Hòn Giang và Hòn Tre đều có phòng học riêng và bàn ghế cũng được đầu tư đồng bộ, theo chuẩn mới. 

Đề nghị sửa đổi Thông tư liên tịch số 26

Ông Dương Hồng Tân, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bạc Liêu, cho biết hiện nay bàn ghế HS theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 26 không còn phù hợp nên cần phải được điều chỉnh về kích thước bàn và ghế. Mặt khác, nên giao quyền mua sắm cho các cơ sở giáo dục tự chủ, bởi lẽ chỉ có thầy cô trong trường mới là người thật sự hiểu và nắm được chiều cao, thể trạng của các em. Trên cơ sở khảo sát, có thể sẽ có "thiết kế" riêng cho những trường hợp đặc biệt. Từ đó đảm bảo HS nào cũng được ngồi học ở bộ bàn ghế phù hợp với mình.

Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang, cho biết quy cách bàn ghế quy định kích thước bàn ghế theo 6 cỡ số (HS cao từ 100 - 175 cm), chưa có cỡ số bàn ghế đối với nhóm HS chiều cao trên 175 cm là chưa phù hợp với thực tế nên ít nhiều có ảnh hưởng sức khỏe và khả năng học tập đối với một số HS phát triển thể trạng tốt.

Để khắc phục tình trạng trên, Sở GD-ĐT Kiên Giang đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát trong việc mua sắm mới thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26, nhưng chú ý kích thước chiều cao bàn, ghế phù hợp HS thể trạng phát triển tốt (chiều cao hơn 175 cm). Đồng thời, tiếp tục đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Y tế, Bộ KH-CN sửa đổi Thông tư liên tịch số 26.

Để đảm bảo thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018, Kiên Giang cần mua sắm bổ sung 11.896 bộ bàn ghế cho HS cấp tiểu học; cấp THCS cần 7.640 bộ và THPT cần 2.302 bộ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap