KHÓ KHĂN NẰM Ở VẤN ĐỀ… "ĐẦU TIÊN"
Một điều rất rõ ràng và dễ dàng nhận thấy,ộinghịDiênHồngvànhữngvấnđềcấpbáchcủathểthaoViệảnh jisoo đấy là nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho thể thao thành tích cao ở VN rất hạn hẹp, luôn như "manh chiếu hẹp", hễ kéo chỗ này thì lại phải co chỗ khác, môn này tạm ổn ắt sẽ có môn khác đành "thắt lưng buộc bụng", tiết kiệm tối đa mới đủ trang trải. Nguồn ngân sách ấy bao gồm cả kinh phí hoạt động cho các đội tuyển quốc gia, các đội tuyển cấp tỉnh/thành/ngành. Chỉ có một số địa phương hàng đầu (như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…) có nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương được cho là khá đầy đủ để hướng cho cuộc cạnh tranh ở các giải quốc gia. Nhiều địa phương khác luôn phải "chắt bóp" chi tiêu để có thể đầu tư cho một số VĐV trọng điểm.
Nói một cách hình tượng, thể thao thành tích cao VN mới chỉ "ăn đủ no, mặc đủ ấm", chứ chưa thể nói là "ăn ngon, mặc đẹp" (càng chưa thể mơ tới "ăn chất, mặc sang") để hướng tới những mục tiêu đột phá trên đấu trường quốc tế. Nhiều môn thể thao đạt trình độ hàng đầu Đông Nam Á nhưng tầm châu Á lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Điền kinh chẳng hạn, vừa giành tới 12 HCV SEA Games nhưng lại trắng tay tại ASIAD 19. Đội tuyển vật vốn từng giành trọn số HCV tại giải khu vực, hai kỳ SEA Games liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng, nhưng ra tới châu lục lại như chú bé con đầy khiêm tốn; bằng chứng là vẫn dàn hảo thủ ấy đã không thể có tấm huy chương nào tại ASIAD 19.
Các xạ thủ bắn súng phải "tập chay" vì thiếu đạn, ít cơ hội được thi đấu tại các Cúp thế giới… Nhiều môn khác cũng vậy, luôn trong điều kiện hạn chế kinh phí hoạt động. Chỉ riêng điều kiện "đầu tiên" ấy thôi là đủ không thể so sánh thể thao thành tích cao VN với Thái Lan - đối thủ mà chúng ta vừa tự hào đã qua mặt ở SEA Games, nhưng lại vượt ta rất xa tại ASIAD.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI QUYẾT LIỆT
Trước hết, thể thao thành tích cao VN rất cần được đầu tư mạnh mẽ hơn từ nguồn ngân sách nhà nước, qua đó sẽ giúp nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện; thêm cơ hội tập huấn, thi đấu cọ xát quốc tế cho các VĐV; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện nhờ vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; bổ sung nguồn dinh dưỡng cho VĐV…
Nhưng đây vốn là vấn đề lớn từ chính chủ trương đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, một việc vượt tầm của ngành thể thao. Phải cần sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt, tích cực hơn từ Bộ VH-TT-DL với các bộ ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư…
Khi kinh phí còn khó khăn, chưa thể đủ để cùng lúc hướng tới nhiều mục tiêu lớn nhưng vẫn mong muốn có thành tích cao tại các đấu trường quốc tế, có lẽ đã đến lúc thể thao VN cần phải được định hướng lại: hoặc bớt đi áp lực thành tích (về số HCV cũng như thứ hạng) tại SEA Games để thay "lượng" bằng "chất", nhằm dồn lực cho các mũi nhọn chuẩn bị cho ASIAD và tìm kiếm cơ hội tham dự Olympic.
NÊN XEM XÉT LẠI MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Trên thực tế, trong dự thảo "Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", các mục tiêu như đứng đầu SEA Games vẫn được đặt ra. Vậy nên, ngay tại hội nghị sắp tới bàn về hướng đi mới của thể thao VN, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL cùng Cục TDTT rất nên xem xét lại các mục tiêu đề ra, trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Cục TDTT phải có sự phân tích kỹ lưỡng hơn về quá trình đầu tư, chuẩn bị cho các môn, đội tuyển, qua đó có thể tối ưu hóa chất lượng chuẩn bị cho các đại hội thể thao quốc tế như ASIAD (hay vòng loại Olympic) trong định hướng liên thông chuẩn bị cho SEA Games. Sẽ cần mạnh dạn lựa chọn mục tiêu cho một số VĐV mũi nhọn ở một vài môn hay nội dung có hy vọng tranh chấp huy chương (đặc biệt là HCV) ASIAD, và nếu cần thì bỏ qua SEA Games, như cách mà Thái Lan và một số nước khác đang làm.
Ngành thể thao cần tiếp tục rà soát, có những biện pháp thúc đẩy sự năng động, hiệu quả của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia để từ đó thu hút thêm các nguồn lực xã hội. Một thực trạng là số đông trong số khoảng 40 liên đoàn thể thao quốc gia hiện tại hoạt động còn èo uột, chưa nói tới sự phát sinh nhiều mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý, điều hành hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước.
NHỮNG TẤM HUY CHƯƠNG VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH
Hôm qua (23.10), trong ngày thi đấu đầu tiên tại Asian Para Games 4 ở Trung Quốc, VN giành 2 HCĐ. Bị chấn thương cơ vai sau thành tích đoạt HCV giải vô địch thế giới hồi tháng 8, Lê Văn Công phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau để thi đấu. Nén đau, Công đã cống hiến hết mình và giành HCĐ hạng cân 49 kg nam.
Lực sĩ Nguyễn Bình An giành HCĐ hạng 54 kg nam. Anh liên tiếp phá kỷ lục Asian Para Games, lần đầu vươn đến cột mốc thành tích 184 kg.
Quỳnh Anh